Buôn Đăng Đừng có hơn 120 hộ gia đình với hơn 900 người theo đạo Phật, nhưng cứ tới mùa mưa, đường sá ngập nước lầy lội, bà con vất vả lắm mới ra được tu viện Bát Nhã để sinh hoạt Phật sự. Chứng kiến bà con chân bùn đất, quần áo lấm lem, Đại đức Thích Đồng Châu lại trăn trở “Giá mà có được một ngôi chùa nằm trên địa phận buôn”. Và đến năm 2005, thầy quyết định mang y bát lên đường với quyết tâm dựng nên một mái chùa ngay trên mảnh đất Đăng Đừng.
Tâm nguyện của thầy hợp với mong muốn của bà con, nên dân làng đã tự nguyện giúp thầy 6 sào đất dựng chùa. Những nhát cuốc đầu tiên được thầy bổ xuống mảnh đất còn rậm rạp cỏ cây, rắn, mối. Ngày này qua ngày khác, tà áo màu đất được vấn lên, những dòng mồ hôi đổ xuống để phạt từng vạt cỏ, dặm từng mầm cây. Hiểu được tâm sức thầy, bà con người cúng dường miếng ruộng, kẻ nhượng lại mảnh vườn, để đất chùa dần thành một khu rộng hơn 10ha. Ngôi chùa nằm sâu trong thung lũng bình yên và được mang tên Di Đà.
Nguồn: http://baolamdong.vn/xahoi/201606/ve-voi-dang-dung-2705551/
Ngôi chùa này được xây dựng từ năm 2005 với diện tích ban đầu lên đến 13ha. Đây là một công trình kiến trúc Phật Giáo độc đáo lớn nhất tại Bảo Lộc, là sự kết hợp từ phong cách Châu Mạ và kiến trúc Tây Nguyên cổ truyền. Ngoài ra, nơi đây còn là nơi sinh hoạt và tu tập của đạo tràng Phật tử đến từ các dân tộc trong vùng.
Chùa Di Đà với quần thể kiến trúc độc đáo, kết hợp hài hoà phong cách kiến trúc Phật Giáo, Châu Mạ và kiến trúc Tây Nguyên. Ngay khi đặt chân vào tham quan chùa, du khách và Phật tử sẽ bắt gặp đầu tiên là những đồi chè xanh rộng bạt ngàn bao phủ xung quanh khuôn viên của chùa. Từ cổng chính của chùa là bậc thang đi xuống với hai bên là những thửa ruộng chè xanh, hai hàng cau xếp thẳng tắp tạo thành thế đối xứng trông khá đẹp mắt. Tiểu cảnh hồ sen, cầu thang bộ nhỏ giống như những ngôi chùa khác của Việt Nam.
Đi sâu vào bên trong một chút, ngay bên trái là một điện thờ nằm giữa hồ lớn có lối đi bộ sang có kiến trúc giống chùa Một Cột ở Hà Nội. Chùa có sân để xe khá rộng, lối đi lên chánh điện hai bên là tượng hai con voi lớn nằm quay mặt vào nhau trông rất uy nghiêm, voi chính là con vật gần gũi rất và cũng là một trong những nét văn hóa Tây Nguyên đặc sắc.
Chùa có kiến trúc được xây dựng theo lối kiến trúc nhà rông của Tây Nguyên, Người Tây Nguyên quan niệm nhà Rông, tức nhà sàn là nơi khí thiêng của đất trời tụ lại để bảo trợ cho dân làng, vì thế trong mỗi nhà rông đều có một nơi thiêng liêng để thờ các vật thiêng, nhiều khi chỉ là một con dao, hòn đá, chiếc sừng trâu…
Nguồn : https://phatgiao.org.vn/chua-di-da-ngoi-chua-voi-loi-kien-truc-doc-dao-bac-nhat-xu-so-suong-mu-d44340.html
Thác Tam Hợp: một con thác lớn, hùng vỹ phía sau chùa Di Đà
Toàn bộ đánh giá trên website đều mang tính CHỦ QUAN, là cảm nhận cá nhân của bọn mình. Bọn mình không nhận tiền để nói tốt hay nói xấu về bất kỳ địa điểm nào trên website. Hãy đến và tự có cảm nhận cho riêng bạn nhé !
www.diadiembaoloc.net là danh sách các địa điểm được ghi lại bởi một người địa phương sống tại Bảo Lộc, hy vọng website này sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm những địa điểm thích hợp cho bản thân.
“Mỗi chia sẻ của bạn về diadiembaoloc.net với bạn bè, người thân của bạn sẽ góp phần giúp du lịch địa phương phát triển”