Đèo Bảo Lộc

Cập nhật lần cuối: 25/02/2023
Bài viết tổng hợp

Cẩm Nang Du Lịch Bảo Lộc 2023 Từ A-Z

Tổng Hợp Chỗ Bán Cá Cảnh Tại Bảo Lộc

Tổng Hợp Farmstay Tại Bảo Lộc

Tổng Hợp Homestay Tại Bảo Lộc

Địa Điểm Bán Chó Mèo Cảnh Tại Bảo Lộc

Tổng Hợp Địa Điểm Cắm Trại Tại Bảo Lộc

Địa Điểm Nhiều lượt thích

Chị Hai Ơi

hẻm 893 Trần Phú, P. B'lao, Bảo Lộc
8.0

Cà Phê Đồi Gió

Hẻm 963 Trần Phú, P. Blao, Bảo Lộc
8.0

Ốc Vỉa Hè LĐ

1 Thủ Khoa Huân, P 1, Bảo Lộc
7.8

Đập Daklong Thượng

Lộc Ngãi, Bảo Lâm, Lâm Đồng
8.7

Nhà Của Gạo

97 Lương Văn Can, Lộc Sơn, Bảo Lộc
7.9

Đồi Bát Úp

Blao S're, Xã Đại Lào, Bảo Lộc
9.2

Thác Suối Cát

Đường Thi Sách, xã Đại Lào
7.9

Sunset Chill

Hẻm 965 Trần Phú, Phường B'lao
8.3

Thác Liêng Ài

xã Lộc Tân, Huyện Bảo Lâm
9.1

Suối Đá Bàn

Hẻm Hoài Thanh, P B'Lao, Bảo Lộc
7.8

Chùa Trà Bảo Lộc

345 Lý Thường Kiệt, Lộc Phát, Bảo Lộc
8.0

THINK BARISTA

210 Trần Phú, Phường 1, Bảo Lộc
8,3

Hồ Cai Bảng

Trương Định, Lộc Ngãi, Bảo Lâm
7,5

Đồi Vô Ưu

Xã Đại Lào, Bảo Lộc
7.9

Thác Suối Mơ

Thôn 4, Đại Lào, Bảo Lộc
7,6

Tu viện Bát Nhã

511 Lý Thái Tổ, Đam Bri, Bảo Lộc
8.2

Chia sẻ ngắn của mình trên Cung Đường Phượt Bụi , hôm nay soạn lại rồi mang về web đăng cho có thêm chút view

  • Con đèo mà anh em phượt thủ miền Nam nào chắc cũng đã đi qua. So với mấy con đèo ở Tây Nguyên thì Đèo Bảo Lộc không cấn tượng, không quá đẹp, không quá nguy hiểm, nhưng lại nổi tiếng phết.
  • Key “tai nạn đèo Bảo Lộc” tần suất xuất hiện còn nhiều hơn là du lịch Bảo Lộc. Đường đèo không quá nguy hiểm, nhưng mật độ giao thông nhiều *hơn so với mấy con đèo khác*, nên tỷ lệ tai nạn từ đó cũng khá cao.
  • Combo dễ dính nhất trên đèo Bảo Lộc là: vượt xe tải *đang BÒ lên đèo* được 50% thì phía ngược lại có một con xe to lớn lao xuống. Anh em vượt trên đèo này thì chú ý tầm nhìn thật tốt rồi hẵng vượt nhé.
  • Chuyện MA ở đèo : chắc vài anh em cũng nghe qua các câu chuyện “áo trắng đi nhờ xe”. Mình ở gần đèo, còn nghe qua nhiều câu chuyện creepy hơn nữa cơ. Ngoài tỷ lệ tai nạn cao, trước đây Đèo Bảo Lộc còn la *sinh cảnh* rất phù hợp để c.ứ.ớ.p và phi tang , không tin cứ lên mấy báo an ninh, kiếm key “Bảo Lộc” là ra nhiều lắm. Vì tỷ lệ *âm khí cao*, lâu lâu người dân lại phát hiện , các câu chuyện truyền miệng lan ra như gió, tam sao thất bản, ngày càng rùng rợn hơn. Tuy giờ an ninh đã tốt, camera khắp đèo, nhưng bác nào dám độc hành qua đây ban đêm thì cũng đáng nể lắm.
    Đèo Bảo Lộc không phải ranh giới của Lâm Đồng với Đồng Nai, Rất nhiều anh em checkin ở đầu đèo, như một cách để nói: *tôi đã đến Lâm Đồng*, nhưng thật ra bạn phải đi qua hết một huyện của Lâm Đồng tên Đạh Hoai thì mới tới được Đèo Bảo Lộc.

Lên Bảo Lộc, Đà Lạt, ngoài qua Đèo Bảo Lộc thì anh em còn có thể vào Đạh Tẻ, đi DT725 lên, đây là cung đường “must try” cho bất kỳ anh em phượt thủ nào.

Sắp tới có cao tốc, xe tải, xe du lịch sẽ đi cao tốc, phương tiện qua đèo sẽ giảm, lúc đó lưu thông qua đèo BL sẽ an toàn hơn nhiều.

deo bao loc 3

Một số thông tin thêm về Đèo Bảo Lộc

Vài thông tin thú vị về Đèo Bảo Lộc

  • Đèo Bảo Lộc tên cũ là Đèo B’lao. Ngoài ra thì nhiều người còn gọi đèo Bảo Lộc là Đèo Ba Cô- xem sự tích tào lao này ở nội dung dưới
  • Đèo Bảo Lộc có chiều dài 10km, nối Thị Trấn Đạh Hoai và Tp.Bảo Lộc
  • Đèo có tổng cộng có khoảng 108 khúc cua ngoàn ngoèo nguy hiểm.
  • Từ trung tâm Bảo Lộc xuống đèo là khoảng 13km
  • Khoảng cách từ ranh giới Đồng Nai – Lâm Đồng (Km 75) – chân đèo (Km 98): 23 km
  • Đèo có 3 trạm dừng:
    • Một trạm là miếu Ba Cô, băng qua cầu Bảo Lộc, đây cũng là ranh giới giữa huyện Đạ Huoai và thành phố Bảo Lộc.
    • Trạm thứ 2 nằm gần đỉnh đèo, là tượng Đức Mẹ Maria. Được xây dựng để các du khách có dịp lên Đà Lạt du lịch và người dân khu vực cầu nguyện vượt đèo được an toàn.
    • Trạm thứ 3 cũng nằm gần đỉnh đèo, là tượng đài kỷ niệm chiến thắng Bảo Lộc B’lao, nơi đây du khách đang trên đường đi phượt có thể dừng lại nghỉ chân và xem lịch sử của con đèo B’lao huyền thoại và chiến thắng Bảo Lộc.

Sự tích cái tên Đèo Ba Cô

Theo người dân địa phương ở đây kể thì ngày xưa ở đây có 3 cô gái có tên lần lượt là Loan, Hòa, Thảo đều là người Bảo Lộc đang là sinh viên của một trường đại học tại Sài Gòn. Vào kỳ nghỉ hè, ba cô từ Sài Gòn trở về Bảo Lộc trên chiếc xe khách, do tài xế lái xe quá nhanh qua một khúc cua trên đèo nên chiếc xe đã bị lật và tử nạn toàn bộ hành khách trên xe. Không lâu sau đó có một đoàn xe du lịch lên thành phố Đà Lạt cũng chạy tới khúc cua này cũng bị lật xe và lao xuống vực. Trong đoàn có bốn người sống sót gồm một chàng thanh niên và ba cô gái. Dù rất yếu sau vụ tai nạn nhưng cả bốn người đều cố động viên lẫn nhau để cùng leo lên tới mặt đường. Do chàng trai bị nặng hơn nên thường xuyên được ba cô gái dìu dắt, kéo lên. Khi lên tới mặt đường, do đuối sức, chàng trai đã ngất xỉu. Khi tỉnh dậy, chàng trai thấy mình nằm trong bệnh viện nhưng không thấy ba cô gái kia đâu. Chàng trai hỏi mọi người thì biết rằng người ta chỉ thấy có mỗi mình chàng nằm bên đường mà không hề thấy có thêm ai cả, và toàn bộ số người còn lại trong đoàn xe đã tử nạn, trong đó không có cô gái nào như chàng trai miêu tả. Điều huyền bí ở đây là các cô gái mà chàng trai miêu tả rất giống với ba cô gái bị tử nạn lúc trước. Người ta cho rằng vì chết quá trẻ và còn trinh trắng nên oan hồn của ba cô gái lúc trước cứ vất vưởng nơi chân đèo và khi gặp trường hợp tai nạn tương tự nên đã hiển linh giúp đỡ chàng trai trẻ trở thành người duy nhất thoát chết. Sau thời gian đó người dân nơi đây đã lập một ngôi miếu nhỏ để cầu siêu cho linh hồn của những người chết oan vì tai nạn xe cộ và nhất là oan hồn của ba cô gái trẻ, và cầu an cho những khách bộ hành có việc khi đi ngang qua đoạn đường đèo này. Từ đó tai nạn xe cộ tại khúc cua giảm hẳn, và sau này người ta không còn thấy ba cô hiện ra nữa. Tuy nhiên, theo thông tin chính thức của người trông miếu Ba Cô thì ngôi miếu này do là ông Đặng Hà và bà Nguyễn Thị Biện lập dưới thời Pháp thuộc, sau khi hai ông bà từ Bình Định lên đây tìm miền đất mới và trốn lính, khi tới con đèo này thấy có nhiều vụ tai nạn thương tâm do địa hình khắc nghiệt nên ông Hà đã dựng miếu để thờ cúng. Lúc đầu miếu Ba Cô chỉ là một ngôi miếu nhỏ nhưng sau đó người dân đã đóng góp nên mới xây ngôi miếu khang trang như bây giờ. Tuy nhiên, ba cô là người Sài Gòn chứ không phải người Bảo Lộc. Trước đây mộ ba cô được chôn sát ven đường nhưng nay đã được người thân bốc đưa về Sài Gòn.

Từ đó trở đi con đèo này còn có tên gọi là Đèo Ba Cô để nhắc nhở người đi qua đèo cần cẩn thận để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc như ba cô gái xấu số.

Bài Viết liên quan
Một Ngày Khám Phá Tà Đùng
Bài viết chi tiết hơn về chuyến đi Tà Đùng của mình từ Bảo...
Hồ Ngọc ( Đảo Ngọc) Đập Thuỷ Điện Đạmb'ri
Cách TP.Bảo Lộc khoảng 20km hướng về xã Đambri, ở Lộc Tân, Bảo Lâm...
[Cung Đường] Bảo Lộc Qua DT725- B40 Đến Đạ Tẻh Khám Phá Thác Triệu Hải
Những cung đường lên Bảo Lộc đều qua đèo, bạn có thể lên Đèo...
[Đi Xa] Review Bảo Lộc Đi Phan Thiết 3 Ngày 2 Đêm
Phan Thiết ! thành phố du lịch biển gần Bảo Lộc nhất, chỉ cách...

www.diadiembaoloc.net là danh sách các địa điểm được ghi lại bởi một người bản địa sống tại Bảo Lộc, hy vọng website này sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm những địa điểm thích hợp cho bản thân.

“Mỗi chia sẻ của bạn về diadiembaoloc.net với bạn bè, người thân của bạn sẽ góp phần giúp du lịch địa phương phát triển”

Thiết kế và chịu trách nhiệm nội dung bởi Vĩnh XD